Bưởi Thanh Trà là một loại trái cây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, khi ăn du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thanh tao của cả ẩm thực xứ Huế. Cái hương vị ngọt thơm của bưởi Thanh Trà vẫn cứ đọng lại rất lâu nơi cuống họng. Để một lần thưởng thức, du khách sẽ nhớ mãi cái hương vị đặc biệt của bưởi Thanh Trà.
Dù là một đặc sản Huế, bưởi Thanh Trà cũng được bán rất nhiều ở các tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình. Nhưng nếu muốn cảm nhận được hương vị đậm đà xứ Huế của bưởi Thanh Trà, du khách hãy đến mảnh đất cố đô. Vừa ăn vừa cảm nhận vẻ đẹp dịp dàng, sâu lắng, thanh cao của vùng đất bên bờ sông Hương.
Thanh trà là một giống bưởi được trồng ở nhiều nơi ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Bưởi thanh trà có hình dáng nhỏ hơn các loại bưởi khác, thon giống quả lê và có hương vị đặc trưng rất riêng. Một trái thanh trà Huế chỉ nặng từ 0.7 - 1 kg có vỏ màu vàng nắng, cùi rất thơm và tép bưởi có màu vàng trong.
Chăm sóc và tưới nước: Tưới nước là một trong những việc rất quan trọng, cần đảm bảo rằng vườn bưởi Thanh Trà không bị thiếu nước trong giai đoạn này. Từ cuối thời kỳ rụng trái sinh lý, quả bưởi bắt đầu phát triển mạnh và yêu cầu lượng nước lớn. Đây cũng là thời kỳ khô hạn và nhiệt độ cao ở Thừa Thiên Huế làm cho cây thoát nước nhiều. Đặc biệt là trong giai đoạn quả thanh trà đang phát triển ở Thừa Thiên Huế thường trùng với mùa nắng nóng, hạn hán gây gắt, nếu giai đoạn này không được tưới nước đầy đủ quả sẽ chậm lớn, vỏ quả dày, khi có mưa, độ ẩm thay đổi đột ngột dẫn đến tình trạng nứt quả, quả rụng hàng loạt, chất lượng thấp, mẫu mã không được đẹp.
Có thể tiến hành tưới nước theo phương pháp tưới bề mặt, tưới phun hay tưới theo phương phát tiết kiệm nước nhỏ giọt. Tùy theo điều kiện của từng vườn, từng hộ để lựa chọn phương thức tưới phù hợp.
+ Tưới bề mặt: Tưới tràn hoặc tưới theo rãnh. Phương pháp này là đưa nước vào đầy rãnh rồi thoát. Phương pháp này có ưu điểm là đầu tư chi phí thấp nhưng chỉ áp dụng được ở nơi địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào. Với cách tưới này chỉ cung cấp được nước cho rễ cây và thay đổi độ ẩm đất, không có tác dụng đối với độ ẩm không khí và tiểu khí hậu trong vườn cây. Lượng nước tiêu tốn nhiều.
+ Tưới phun mưa: Phương pháp này là lắp đặt hệ thống cố định hoặc di động để tưới cho vườn cây thanh trà cả trên tán cây và dưới đất. Phương pháp này có ưu điểm là cung cấp đầy đủ lượng nước cho vườn cây thanh trà cả trong đất và trong không khí, cải thiện được môi trường xung quanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thanh trà. Phương pháp này không bị ảnh hưởng của địa hình hay đất dốc. Việc tưới phun mưa với áp lực lớn lên tán cây còn có tác dụng phòng trừ nhện đỏ gây hại trên vườn thanh trà. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải có chi phí đầu tư ban đầu lớn, với những vườn tạo hình, tỉa cành không đảm bảo kỹ thuật, quá rậm rạp ẩm độ không khí cao tạo điều kiện cho một số loại sâu bệnh phát sinh phát triển.
+ Tưới nhỏ giọt: với phương pháp này lượng nước được phân bố đều và thấm sâu xuống hệ thống rễ, tiết kiệm được lượng nước tưới, tiết kiệm công lao động và có thể hoàn toàn tự động. Tuy nhiên đòi hỏi là chi phí đầu tư ban đầu khá lớn lớn.
Tuy nhiên cần lưu ý: Cây Thanh Trà rất mẫn cảm với chế độ nước. Nếu ẩm độ thay đổi đột ngột sẽ gây ra hiện tượng rụng hoa, quả, nứt quả… Do đó, cần có biện pháp quản lý nước tốt để cây đảm bảo đủ nước đủ nước và hạn chế tối đa hiện tượi úng cục bộ do mưa giông gây ra.
Tiến hành bao quả: Bao quả giúp nâng cao chất lượng và mẫu mã quả bưởi. Việc bao quả trực tiếp giúp cho mẫu mã bên ngoài bóng đẹp, đồng đều, ít bị nám nắng, hạn chết bị trầy xước do gió bão hay một số nguyên nhân khác. Bên cạnh đó bao quả còn giúp chống sâu đục trái, ruồi đục trái, ngài chích trái, nhện và một số bệnh phá hoại trái. Để bao quả bưởi Thanh Trà nên dùng bao chuyên dụng có kích thước khoảng: 30 cm x 40cm. Trước khi bao trái phải tỉa bỏ những trái đeo bên cạnh, những cành lá cản trở quanh cuống trái, phun thuốc trừ sâu bệnh trên trái. Một ngày sau, tiến hành bao trái, cột chặt miệng bao nếu không sâu rầy vào trong bao hay còn sót lại sẽ phá trái nhiều hơn. Bà con cần lưu ý: Tiến hành bao trái vào thời điểm sau khi trái đã rụng sinh lý, thường là khoảng 45 ngày sau khi trái đậu, lúc đó đường kính trái Thanh Trà khoảng 4-5 cm.
Phòng trừ sâu bệnh: Áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng trừ sâu bệnh hại, trong đó chú ý phòng trừ bệnh do nấm Phytophthora gây ra, sâu bệnh hại trên chồi non, hoa. Đặc biệt chú ý phòng trừ tốt các đối tượng như ruồi đục trái, sâu đục trái, nhện bằng các biện pháp tổng hợp, hạn chế sự gây hại của các đối tượng này nhằm giữ cho trái phát triển tốt, có mẫu mã đẹp đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Phòng trừ sâu bệnh phổ biến:
– Bệnh thối gốc, chảy mủ: Gây chảy mủ trên gốc, thân, cành phần lớn do nấm Phythopthora spp. Đừng để úng nước, phun Aliette 2,5%, Ridomil 2%.
– Bệnh loét: Triệu chứng gây hại là có vết lõm sâu, lan nhanh do sâu vẽ bùa. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn, trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái phun thanh phần vôi 1%, làm 3 lần, cách nhau 10 – 15 ngày.
– Sâu vẽ bùa (Phylloenis citrella): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn lá còn non bằng các loại thuốc như Padan, Fenbis..
– Bọ xít xanh hại quả (phynchocoris humeralis): Bọ xít chích hút nước quả, làm quả chai sần và rụng. Nên phòng trừ, cấy các ổ kiến vàng vào thân cây, sử dụng Trebon và Applau – Mip.
– Sâu đục thân cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các cành bị hại nặng trước lúc sâu lột xác thành con trưởng thành, chích thuốc trừ sâu (Pyrinex) vào lỗ đục (có thể rải ít basudin), dùng ruột phanh xe đạp, thép, tay mây luồn vào để bắt ấu trùng.
– Nhện đỏ, vàng, trắng: Gây hại ở mặt dưới của lá và vỏ trái non làm cho vỏ bị sần sùi như cám (đam). Phun phòng bằng các loại thuốc Daniton, Polytrin…
BƯỞI THANH TRÀ được công nhận là top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng tại Việt Nam.
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP THUỶ BIỀU LÀ ĐƠN VỊ ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU THÀNH TÍCH TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP CÁC LOẠI NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN.
Hợp tác xã Thuỷ Biều tham gia tích cực vào các phiên chợ nông sản trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
Sản phẩm dùng ăn ngay.